Nơi an táng Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm qua vẫn là một bí ẩn nhưng gần đây, một nhóm nhà khảo cổ nghiệp dư tin rằng họ đã đến gần với việc tìm kiếm lăng mộ này. 

Sau khi qua đời năm1227 ở tuổi 72, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại một địa điểm bí mật. Truyền thuyết nói rằng khi đưa thi thể ông đi an táng, các lính hộ tống đã giết bất cứ ai mà họ gặp trên đường đi và sau khi tiến hành an táng xong, những người hộ tống đã tự sát. Bởi thế, trong 800 năm qua, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là điều bí ẩn. 

Tuy vậy, gần đây, các nhà khảo cổ học nghiệp dư tin rằng họ đang đến gần với việc tìm được phần mộ của Thành Cát Tư Hãn. Họ đã tìm kiếm hơn 84.000 ảnh vệ tinh của các khu vực nghi ngờ là có lăng mộ với sự giúp đỡ của hơn 10.000 tình nguyện viên. 

Nhóm khảo sát đã tìm kiếm trên diện tích 6000 km vuông. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Public Library of Science One, họ tuyên bố đã xác định được 55 địa điểm khảo cổ tiềm năng có thể có hài cốt của Thành Cát Tư Hãn. 
Núi Burkhan Khaldun, nơi nghi ngờ có mộ của Thành Cát Tư Hãn. 
Sau đó, nhóm khảo cổ đã đến phía Bắc Mông Cổ để khảo sát trên mặt đất cũng như sử dụng máy bay không người lái để chụp ảnh từ trên cao. 

Dr Albert Yu-Min Lin, người dẫn đầu nhóm khảo cổ và đến từ trường Đại học California cho biết công việc đã mang họ đến gần hơn với câu trả lời cuối cùng về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn. 

Hầu hết các chuyên gia tin rằng vị đại hãn Mông Cổ đã được chôn ở đâu đó trong một thung lũng gần núi Burkhan Khaldun, gần Khentii Aimag – nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Các hoàng đế Mông Cổ kế nghiệp Thành Cát Tư Hãn cũng được cho là đã được chôn cất bên cạnh ông. 

Mặc dù là người đã xây dựng một đế chế trải dài từ biển Kaspian đến Hoàng Hải, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn đã được giữ bí mật trong hàng trăm năm qua. Ghi chép của thương nhân Marco Polo, người đã từng gặp cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt trong thế kỷ 13, đã cho biết phần nào về cách thức an táng các đại hãn của người Mông Cổ. 

Marco Polo cho biết người ta đưa các thi hài đến một ngọn núi lớn gọi là Altai và bất cứ ai gặp đoàn an táng trên đường đi đều phải chết. 
Một trong những vị trí đặc biệt được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm. Ảnh nhỏ là các thành viên tìm kiếm sử dụng một camera bay để phục vụ việc tìm kiếm. 
Người ta cũng nói rằng khi chôn cất Hốt Tất Liệt, người ta đã giết hơn 20.000 người gặp đoàn mai táng trên đường họ đi để giữ bí mật. Các huyền thoại phổ biến cũng nói rằng khu vực xung quanh nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn đã được cho ngựa chà đạp trong hàng tháng trời để xóa đi các dấu tích của ngôi mộ. 

Để tìm kiếm lăng mộ đá của vị đại hãn huyền thoại này, hơn 10.000 tình nguyện viên đã được huy động. Họ đã đi tổng cộng 30.000 giờ (tương đương 3 đến 4 năm) qua 2,3 triệu khu vực. Từ đó, nhóm nghiên cứu khoanh vùng được 100 vị trí khả thi và trong đó có 55 vị trí có tiềm năng khảo cổ. Trong quá trình tìm kiếm cũng phát hiện thấy nhiều dấu vết của các thành phố cổ. 

Các nhà nghiên cứu đã đến thăm các địa điểm xác định được và tiến hành đào tại các địa điểm này. Tuy nhiên họ đang dự định sử dụng các thiết bị radar quét lòng đất để thu hẹp hơn nữa các khu vực tìm kiếm.

Theo Người đưa tin

Lăng mộ bí mật của Thành Cát Tư Hãn sắp phát lộ

Nơi an táng Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm qua vẫn là một bí ẩn nhưng gần đây, một nhóm nhà khảo cổ nghiệp dư tin rằng họ đã đến gần với việc tìm kiếm lăng mộ này. 

Sau khi qua đời năm1227 ở tuổi 72, Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại một địa điểm bí mật. Truyền thuyết nói rằng khi đưa thi thể ông đi an táng, các lính hộ tống đã giết bất cứ ai mà họ gặp trên đường đi và sau khi tiến hành an táng xong, những người hộ tống đã tự sát. Bởi thế, trong 800 năm qua, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn vẫn là điều bí ẩn. 

Tuy vậy, gần đây, các nhà khảo cổ học nghiệp dư tin rằng họ đang đến gần với việc tìm được phần mộ của Thành Cát Tư Hãn. Họ đã tìm kiếm hơn 84.000 ảnh vệ tinh của các khu vực nghi ngờ là có lăng mộ với sự giúp đỡ của hơn 10.000 tình nguyện viên. 

Nhóm khảo sát đã tìm kiếm trên diện tích 6000 km vuông. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Public Library of Science One, họ tuyên bố đã xác định được 55 địa điểm khảo cổ tiềm năng có thể có hài cốt của Thành Cát Tư Hãn. 
Núi Burkhan Khaldun, nơi nghi ngờ có mộ của Thành Cát Tư Hãn. 
Sau đó, nhóm khảo cổ đã đến phía Bắc Mông Cổ để khảo sát trên mặt đất cũng như sử dụng máy bay không người lái để chụp ảnh từ trên cao. 

Dr Albert Yu-Min Lin, người dẫn đầu nhóm khảo cổ và đến từ trường Đại học California cho biết công việc đã mang họ đến gần hơn với câu trả lời cuối cùng về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn. 

Hầu hết các chuyên gia tin rằng vị đại hãn Mông Cổ đã được chôn ở đâu đó trong một thung lũng gần núi Burkhan Khaldun, gần Khentii Aimag – nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Các hoàng đế Mông Cổ kế nghiệp Thành Cát Tư Hãn cũng được cho là đã được chôn cất bên cạnh ông. 

Mặc dù là người đã xây dựng một đế chế trải dài từ biển Kaspian đến Hoàng Hải, lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn đã được giữ bí mật trong hàng trăm năm qua. Ghi chép của thương nhân Marco Polo, người đã từng gặp cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt trong thế kỷ 13, đã cho biết phần nào về cách thức an táng các đại hãn của người Mông Cổ. 

Marco Polo cho biết người ta đưa các thi hài đến một ngọn núi lớn gọi là Altai và bất cứ ai gặp đoàn an táng trên đường đi đều phải chết. 
Một trong những vị trí đặc biệt được tìm thấy trong cuộc tìm kiếm. Ảnh nhỏ là các thành viên tìm kiếm sử dụng một camera bay để phục vụ việc tìm kiếm. 
Người ta cũng nói rằng khi chôn cất Hốt Tất Liệt, người ta đã giết hơn 20.000 người gặp đoàn mai táng trên đường họ đi để giữ bí mật. Các huyền thoại phổ biến cũng nói rằng khu vực xung quanh nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn đã được cho ngựa chà đạp trong hàng tháng trời để xóa đi các dấu tích của ngôi mộ. 

Để tìm kiếm lăng mộ đá của vị đại hãn huyền thoại này, hơn 10.000 tình nguyện viên đã được huy động. Họ đã đi tổng cộng 30.000 giờ (tương đương 3 đến 4 năm) qua 2,3 triệu khu vực. Từ đó, nhóm nghiên cứu khoanh vùng được 100 vị trí khả thi và trong đó có 55 vị trí có tiềm năng khảo cổ. Trong quá trình tìm kiếm cũng phát hiện thấy nhiều dấu vết của các thành phố cổ. 

Các nhà nghiên cứu đã đến thăm các địa điểm xác định được và tiến hành đào tại các địa điểm này. Tuy nhiên họ đang dự định sử dụng các thiết bị radar quét lòng đất để thu hẹp hơn nữa các khu vực tìm kiếm.

Theo Người đưa tin
Đọc thêm..

Tháng 8-1227, nguyên Thái tổ Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, Thiết Mộc Chân) qua đời ở tuổi 67, sau khi đã lập nên kỳ tích hàng đầu trong lịch sử nhân loại là xây dựng một đế chế Mông Cổ hùng mạnh vắt ngang cả hai châu Âu - Á. Dù ngọn đèn thiêng trong ngôi đền thờ vị đại hãn này ở Mông Cổ vẫn còn cháy sáng suốt 781 năm qua, nhưng nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một điều bí ẩn

“Nguyên sử” do chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 lại chỉ dùng 20 chữ để nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng: “Ngày Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (1227) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng là tại hành cung Tát Lý Châu”. Tuy văn tự trong sử chép đơn giản như thế nhưng thực tế rất phức tạp với nhiều thuyết khác nhau lan truyền rất rộng rãi.
Ít nhất có 5 thuyết, trong đó 3 thuyết liên quan đến triều Tây Hạ.
Thuyết của người phương Tây
Đầu tiên là thuyết bị sét đánh. Thuyết này khá ly kỳ theo ghi chép của nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha là Giovani da Pian del Carpini do tòa thánh La Mã cử đi sứ Mông Cổ từ năm 1245 đến 1247. Ông này phát hiện rằng ở Mông Cổ lúc ấy thường bị dông sét, giết chết rất nhiều người, nhất là mùa hè, vì thế người Mông Cổ rất sợ sấm chớp.
Đời Nam Tống, Triệu Nhã Chi trong Hắc Thát sự yếu cũng chép rằng “Người Thát (chỉ Mông Cổ) mỗi khi nghe sấm sét đều bưng tai gập người xuống đất, tựa như trốn tránh”. Carpini khẳng định rằng Thành Cát Tư Hãn đi săn đã bị sét đánh chết trong báo cáo đệ trình giáo hoàng nhan đề “Lịch sử của người Mông Cổ mà chúng ta gọi là Thát Đát”. Thời gian Carpini đến Trung Quốc chỉ cách 18 năm sau ngày chết của Thành Cát Tư Hãn, sớm hơn Marco Polo đến 30 năm nên thuyết của ông không phải không có cơ sở.
Thuyết thứ hai: Bị trúng độc. Thuyết này được truyền từ “Marco Polo du ký”. Marco Polo là thương nhân người Ý, đến Trung Quốc vào năm 1275 là thời gian nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt đang chấp chính. Marco Polo nói về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn: Khi tấn công ải Thái Tân của Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bị tên độc bắn trúng vào gối. Chất độc phát tán kịch liệt không thể chữa khỏi nên “trúng độc” mà chết. Nhưng trong dân gian thì cho rằng Thành Cát Tư Hãn trúng độc không phải do tên mà là do tù binh là vương phi Tây Hạ Cổ Nhĩ Bá Lặc hạ thủ khi ân ái.

Cũng theo ghi chép của Marco Polo thì khi Thành Cát Tư Hãn qua đời đã có rất đông người bị sinh tuẫn và sát tuẫn. “Trên đường chuyển linh cữu về cố hương, suốt dọc đường quân binh hộ tống cứ gặp người là giết đi làm tuẫn táng... Khi thi hài chuyển về đến vùng núi A Nhĩ Thái thì quân binh đã giết gần 2.000 người làm sát tuẫn”. Ngoài ra, còn có 40 tì thiếp xinh đẹp từng hầu hạ Thành Cát Tư Hãn cùng con chiến mã mà ông ta đã sử dụng đều bị chôn sống theo để làm sinh tuẫn.
Té ngựa hay bị hành thích?
Theo Nguyên triều bí sử do người Mông Cổ biên soạn thì “Mùa thu năm Bảo Khánh thứ 2 triều Tống Lý Tông (1226), đại hãn dẫn phu nhân là Dã Tốc cùng đưa quân chinh phạt triều Tây Hạ. Mùa đông năm ấy đi săn tại A Nhi Bất Hợp. Không ngờ đại hãn cưỡi con ngựa hồng sa bị ngựa hoang làm cho hoảng sợ quăng xuống đất bị thương, máu ra nhiều, tối ấy sốt cao, bệnh căn khởi từ đó và ngày càng nặng. Sau khi dẹp xong triều Tây Hạ, ngày 12-7-1227 (tức ngày 25-8 dương lịch) đại hãn qua đời”.
Người Mông Cổ còn có thuyết hành thích. Thuyết này cũng liên quan đến nàng vương phi của triều Tây Hạ nói trên, một phiên bản của thuyết hạ độc. Trong dân gian Mông Cổ lưu truyền rằng, quân của Thành Cát Tư Hãn khi tấn công Tây Hạ đã bắt được nàng vương phi xinh đẹp Cổ Nhĩ Bá Lặc đem hiến cho Thành Cát Tư Hãn. Trong đêm đầu tiên “bồi tẩm”, lợi dụng lúc đại hãn mất cảnh giác, nàng vương phi kia đã đâm chết ông ta.
Thuyết này bắt nguồn từ bộ sách Mông Cổ nguyên lưu của người Mông Cổ khắc vào năm Khang Hy nguyên niên (1662). Sách này rất quý, khoảng100 năm sau đó (1762) một vị thân vương Mông Cổ đã chép ra một bản dâng lên hoàng đế Càn Long làm lễ vật. Càn Long cho dịch ra chữ Hán và Mãn, lấy tên là Khâm định Mông Cổ nguyên lưu, đưa vào Tứ khố toàn thư. Thuyết này được các nhà sử học cho là rất đáng tin.
Dân gian Mông Cổ còn có thuyết ông bị cắn đứt “của quý”. Đương nhiên không thấy chép trong chính sử hay dã sử. Trong đêm động phòng, nàng vương phi Tây Hạ đã bất ngờ thừa cơ cắn đứt “sinh thực khí” của Thành Cát Tư Hãn, máu tuôn như suối. Một ông lão 67 tuổi nhiều năm chinh chiến, sức lực đã suy, lại gặp tình huống éo le này, vừa hận vừa xấu hổ nên gục ngã ngay. Trong quân cũng không thể truyền tin xấu này ra ngoài nên chỉ nói là đại hãn té ngựa trọng thương.
Thuyết này tuy hoang đường nhưng phân tích kỹ thấy cũng có lý. Nếu Thành Cát Tư Hãn chết về tay vương phi Tây Hạ thì các thuyết hành thích, hạ độc đều khó xảy ra vì lúc động phòng không thể giấu hung khí và thuốc độc, nhất là một tù nhân như nàng vương phi hẳn đã bị kiểm tra kỹ. Với hai bàn tay trắng, nếu nàng quyết giết Thành Cát Tư Hãn thì chỉ có thể... cắn vào chỗ yếu nhất đó.
Nếu thuyết này đúng thì đây là một sự báo ứng đối với Thành Cát Tư Hãn – người được mệnh danh là chiếc “máy gieo giống” của nhân loại.
Đâu là lăng mộ thật của Thành Cát Tư Hãn?
Lăng mộ thật sự của Thành Cát Tư Hãn ở đâu là một thách đố làm đau đầu những tay trộm mộ bao đời và các nhà khoa học ngày nay. Một số tư liệu sử học Trung Quốc cho rằng, cũng giống như các đại hãn trước đó, Thành Cát Tư Hãn chọn lối “mật táng” để không ai nhận biết mộ thật của mình.
Theo đó, thi hài Thành Cát Tư Hãn được chôn giữa thảo nguyên bao la. Khi hạ huyệt, người ta dắt đến hai mẹ con lạc đà, giết chết con con trước mặt con mẹ rồi đưa con mẹ về. Sau khi chôn lấp xong thì cho hàng ngàn kỵ binh quần thảo bên trên trở thành bình địa, không thể xác định được chỗ chôn. Chỉ có con lạc đà mẹ luôn nhớ chính xác chỗ con mình chết, nên người trong hoàng tộc có thể đi theo mà xác định chỗ chôn khi cần thiết.
Vào tháng 9-2001, các chuyên gia khảo cổ Mỹ và Mông Cổ phát hiện một quần thể gồm 40 ngôi mộ ở gần vùng núi Binder cách thủ đô Mông Cổ Ulan Bator 360 km. Quần thể này được bao bọc 3 phía bằng bức tường đá cao 3– 4 m, chiều dài khoảng 3 km. Giữa khu này có một khối đá đỏ được cho là vết tích lâu đài của Thành Cát Tư Hãn.
Ở phía Nam quần thể này, bằng những thiết bị chuyên dụng đã phát hiện hài cốt của hơn 60 người. Theo những binh giáp và vũ khí tìm thấy, những người này thuộc tầng lớp quý tộc Mông Cổ. Các nhà khảo cổ cho rằng trong số đó có Thành Cát Tư Hãn. Cách địa điểm này 56 km, có một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 binh sĩ Mông Cổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về địa điểm chính xác chôn thi hài của Thành Cát Tư Hãn.
THƯỢNG VĂN

Cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn

Tháng 8-1227, nguyên Thái tổ Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, Thiết Mộc Chân) qua đời ở tuổi 67, sau khi đã lập nên kỳ tích hàng đầu trong lịch sử nhân loại là xây dựng một đế chế Mông Cổ hùng mạnh vắt ngang cả hai châu Âu - Á. Dù ngọn đèn thiêng trong ngôi đền thờ vị đại hãn này ở Mông Cổ vẫn còn cháy sáng suốt 781 năm qua, nhưng nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một điều bí ẩn

“Nguyên sử” do chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 lại chỉ dùng 20 chữ để nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng: “Ngày Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (1227) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng là tại hành cung Tát Lý Châu”. Tuy văn tự trong sử chép đơn giản như thế nhưng thực tế rất phức tạp với nhiều thuyết khác nhau lan truyền rất rộng rãi.
Ít nhất có 5 thuyết, trong đó 3 thuyết liên quan đến triều Tây Hạ.
Thuyết của người phương Tây
Đầu tiên là thuyết bị sét đánh. Thuyết này khá ly kỳ theo ghi chép của nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha là Giovani da Pian del Carpini do tòa thánh La Mã cử đi sứ Mông Cổ từ năm 1245 đến 1247. Ông này phát hiện rằng ở Mông Cổ lúc ấy thường bị dông sét, giết chết rất nhiều người, nhất là mùa hè, vì thế người Mông Cổ rất sợ sấm chớp.
Đời Nam Tống, Triệu Nhã Chi trong Hắc Thát sự yếu cũng chép rằng “Người Thát (chỉ Mông Cổ) mỗi khi nghe sấm sét đều bưng tai gập người xuống đất, tựa như trốn tránh”. Carpini khẳng định rằng Thành Cát Tư Hãn đi săn đã bị sét đánh chết trong báo cáo đệ trình giáo hoàng nhan đề “Lịch sử của người Mông Cổ mà chúng ta gọi là Thát Đát”. Thời gian Carpini đến Trung Quốc chỉ cách 18 năm sau ngày chết của Thành Cát Tư Hãn, sớm hơn Marco Polo đến 30 năm nên thuyết của ông không phải không có cơ sở.
Thuyết thứ hai: Bị trúng độc. Thuyết này được truyền từ “Marco Polo du ký”. Marco Polo là thương nhân người Ý, đến Trung Quốc vào năm 1275 là thời gian nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt đang chấp chính. Marco Polo nói về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn: Khi tấn công ải Thái Tân của Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bị tên độc bắn trúng vào gối. Chất độc phát tán kịch liệt không thể chữa khỏi nên “trúng độc” mà chết. Nhưng trong dân gian thì cho rằng Thành Cát Tư Hãn trúng độc không phải do tên mà là do tù binh là vương phi Tây Hạ Cổ Nhĩ Bá Lặc hạ thủ khi ân ái.

Cũng theo ghi chép của Marco Polo thì khi Thành Cát Tư Hãn qua đời đã có rất đông người bị sinh tuẫn và sát tuẫn. “Trên đường chuyển linh cữu về cố hương, suốt dọc đường quân binh hộ tống cứ gặp người là giết đi làm tuẫn táng... Khi thi hài chuyển về đến vùng núi A Nhĩ Thái thì quân binh đã giết gần 2.000 người làm sát tuẫn”. Ngoài ra, còn có 40 tì thiếp xinh đẹp từng hầu hạ Thành Cát Tư Hãn cùng con chiến mã mà ông ta đã sử dụng đều bị chôn sống theo để làm sinh tuẫn.
Té ngựa hay bị hành thích?
Theo Nguyên triều bí sử do người Mông Cổ biên soạn thì “Mùa thu năm Bảo Khánh thứ 2 triều Tống Lý Tông (1226), đại hãn dẫn phu nhân là Dã Tốc cùng đưa quân chinh phạt triều Tây Hạ. Mùa đông năm ấy đi săn tại A Nhi Bất Hợp. Không ngờ đại hãn cưỡi con ngựa hồng sa bị ngựa hoang làm cho hoảng sợ quăng xuống đất bị thương, máu ra nhiều, tối ấy sốt cao, bệnh căn khởi từ đó và ngày càng nặng. Sau khi dẹp xong triều Tây Hạ, ngày 12-7-1227 (tức ngày 25-8 dương lịch) đại hãn qua đời”.
Người Mông Cổ còn có thuyết hành thích. Thuyết này cũng liên quan đến nàng vương phi của triều Tây Hạ nói trên, một phiên bản của thuyết hạ độc. Trong dân gian Mông Cổ lưu truyền rằng, quân của Thành Cát Tư Hãn khi tấn công Tây Hạ đã bắt được nàng vương phi xinh đẹp Cổ Nhĩ Bá Lặc đem hiến cho Thành Cát Tư Hãn. Trong đêm đầu tiên “bồi tẩm”, lợi dụng lúc đại hãn mất cảnh giác, nàng vương phi kia đã đâm chết ông ta.
Thuyết này bắt nguồn từ bộ sách Mông Cổ nguyên lưu của người Mông Cổ khắc vào năm Khang Hy nguyên niên (1662). Sách này rất quý, khoảng100 năm sau đó (1762) một vị thân vương Mông Cổ đã chép ra một bản dâng lên hoàng đế Càn Long làm lễ vật. Càn Long cho dịch ra chữ Hán và Mãn, lấy tên là Khâm định Mông Cổ nguyên lưu, đưa vào Tứ khố toàn thư. Thuyết này được các nhà sử học cho là rất đáng tin.
Dân gian Mông Cổ còn có thuyết ông bị cắn đứt “của quý”. Đương nhiên không thấy chép trong chính sử hay dã sử. Trong đêm động phòng, nàng vương phi Tây Hạ đã bất ngờ thừa cơ cắn đứt “sinh thực khí” của Thành Cát Tư Hãn, máu tuôn như suối. Một ông lão 67 tuổi nhiều năm chinh chiến, sức lực đã suy, lại gặp tình huống éo le này, vừa hận vừa xấu hổ nên gục ngã ngay. Trong quân cũng không thể truyền tin xấu này ra ngoài nên chỉ nói là đại hãn té ngựa trọng thương.
Thuyết này tuy hoang đường nhưng phân tích kỹ thấy cũng có lý. Nếu Thành Cát Tư Hãn chết về tay vương phi Tây Hạ thì các thuyết hành thích, hạ độc đều khó xảy ra vì lúc động phòng không thể giấu hung khí và thuốc độc, nhất là một tù nhân như nàng vương phi hẳn đã bị kiểm tra kỹ. Với hai bàn tay trắng, nếu nàng quyết giết Thành Cát Tư Hãn thì chỉ có thể... cắn vào chỗ yếu nhất đó.
Nếu thuyết này đúng thì đây là một sự báo ứng đối với Thành Cát Tư Hãn – người được mệnh danh là chiếc “máy gieo giống” của nhân loại.
Đâu là lăng mộ thật của Thành Cát Tư Hãn?
Lăng mộ thật sự của Thành Cát Tư Hãn ở đâu là một thách đố làm đau đầu những tay trộm mộ bao đời và các nhà khoa học ngày nay. Một số tư liệu sử học Trung Quốc cho rằng, cũng giống như các đại hãn trước đó, Thành Cát Tư Hãn chọn lối “mật táng” để không ai nhận biết mộ thật của mình.
Theo đó, thi hài Thành Cát Tư Hãn được chôn giữa thảo nguyên bao la. Khi hạ huyệt, người ta dắt đến hai mẹ con lạc đà, giết chết con con trước mặt con mẹ rồi đưa con mẹ về. Sau khi chôn lấp xong thì cho hàng ngàn kỵ binh quần thảo bên trên trở thành bình địa, không thể xác định được chỗ chôn. Chỉ có con lạc đà mẹ luôn nhớ chính xác chỗ con mình chết, nên người trong hoàng tộc có thể đi theo mà xác định chỗ chôn khi cần thiết.
Vào tháng 9-2001, các chuyên gia khảo cổ Mỹ và Mông Cổ phát hiện một quần thể gồm 40 ngôi mộ ở gần vùng núi Binder cách thủ đô Mông Cổ Ulan Bator 360 km. Quần thể này được bao bọc 3 phía bằng bức tường đá cao 3– 4 m, chiều dài khoảng 3 km. Giữa khu này có một khối đá đỏ được cho là vết tích lâu đài của Thành Cát Tư Hãn.
Ở phía Nam quần thể này, bằng những thiết bị chuyên dụng đã phát hiện hài cốt của hơn 60 người. Theo những binh giáp và vũ khí tìm thấy, những người này thuộc tầng lớp quý tộc Mông Cổ. Các nhà khảo cổ cho rằng trong số đó có Thành Cát Tư Hãn. Cách địa điểm này 56 km, có một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 binh sĩ Mông Cổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về địa điểm chính xác chôn thi hài của Thành Cát Tư Hãn.
THƯỢNG VĂN
Đọc thêm..
Dù đã trải qua tới 800 năm sau cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử đế chế Mông Cổ, các hoạt động tìm kiếm mộ của ông vẫn tiếp tục diễn ra. Để phục vụ cho mục đích này, người ta không chỉ triển khai nhiều công nghệ mới, mà còn huy động sự giúp đỡ của người dùng internet trên khắp thế giới. Điển hình như các nhà khảo cổ học nghiệp dư đã sử dụng các bản đồ của Google xây dựng bằng các tấm ảnh chụp từ vệ tinh cho mục đích trên. Có vẻ như họ đang tiến gần tới mục tiêu đã đề ra.

Vị đại đế yên nghỉ ở vùng núi Khentii?
 
Việc tìm ra lăng mộ của người sáng lập ra đế chế Mông Cổ vẫn đang là một giấc mơ khiến nhiều người phải khao khát. Một số muốn qua đó có thể xác định rõ được nguyên nhân cái chết của ông vua đã chinh phục một phần lớn địa cầu, một số khác lại thèm khát những báu vật được cho là đã chôn cùng với ông, trong khi một số lại đơn giản chỉ mong muốn có được "vòng nguyệt quế vinh quang" với tư cách người khai phá đầu tiên.
Cho tới giờ, địa điểm chính xác của lăng mộ Thành Cát Tư Hãn vẫn được bao phủ đằng sau một lớp màn bí mật chưa thể xuyên thủng. Nhà sử học nổi tiếng thời Trung cổ Rashid al-Din trong cuốn sách “Tuyển tập các biên niên sử” đã viết như sau về cái chết của Thành Cát Tư Hãn: "Thành Cát Tư Hãn chết trong lãnh thổ xứ Tây Hạ vì bệnh tật.
 
Trong thời gian diễn ra lễ tang hướng tới địa điểm an nghỉ cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn, binh lính đã sát hại tất cả những người tình cờ chứng kiến sự kiện này. Tiếp sau việc các nô lệ đào mộ bị giết sạch, các binh lính trông coi và những đao phủ đã sát hại họ cũng không tránh khỏi số phận tương tự. Theo một số truyền thuyết, ngôi mộ sau đó đã được che giấu dưới một khu vực nuôi ngựa, trồng cây và thậm chí còn nằm dưới dòng chảy của một con sông - tất cả chỉ nhằm một đích duy nhất là đảm bảo cho sự an nghỉ vĩnh viễn của Thành Cát Tư Hãn.
Ngoài ra, sau cái chết của vị thống soái vĩ đại trên, còn nảy sinh một truyền thuyết dựa trên nền văn học dân gian Trung Á cảnh báo về cái chết của bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm tới chốn an nghỉ của ngài. Tuy nhiên, tất cả những truyền thuyết kiểu trên (không hề hiếm tại phương Đông) cũng không thể ngăn nổi những tay thợ săn khao khát tìm kiếm châu báu. Chẳng hạn theo một truyền thuyết khác, mộ của Thành Cát Tư Hãn thật ra đã bị khai quật chỉ 30 năm sau cái chết của ông ta.
Một số chuyên gia cho rằng, nên tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn tại Tuva, do đây chính là quê hương của người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Lý do là đa phần các nhà sử học đều đánh giá, tổ tiên của Thành Cát Tư Hãn hoặc là xuất thân từ vùng Sayano-Altaia (thuộc về Tuva ngày nay), hoặc là tại vùng tây bắc Mông Cổ (khu vực hồ Khuvsgul – là nơi sinh sống của người Tuva bản địa).
 
Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với giả thuyết trên. Cần biết là sau khi bị sáp nhập vào đế chế Mông Cổ vào năm  1207, các bộ lạc sống tại khu vực Tuva vẫn rất kiên trì đấu tranh chống lại quân chiếm đóng. Chẳng hạn những người Tumat có tinh thần thượng võ lần đầu tiên đã nổi dậy chống lại quân Mông Cổ vào năm 1217. Họ đã tuyệt vọng chiến đấu chống lại một đội quân đông đảo do Thành Cát Tư Hãn điều tới.
 
Sau đó, bộ lạc này còn phải chịu một vài chiến dịch thanh trừng do Thuật Xích, con trai cả của Thành Cát Tư Hãn, chỉ huy. Nhưng ngay cả sau khi cuộc khởi nghĩa của người Tumat bị dập tắt, một loạt các bộ lạc khác vẫn thi nhau nổi dậy chống đối. Thành Cát Tư Hãn mãi về sau mới cơ bản dập tắt được làn sóng chống đối này vào năm 1225, tức là chỉ hai năm trước khi qua đời.
 
Tất cả những dữ kiện trên chỉ làm gia tăng mối hoài nghi về sự hiện diện của người Tuva trong lực lượng bảo vệ Thành Cát Tư Hãn. Nguyên nhân đơn giản là một “kẻ chiếm đóng vĩ đại” như ông ta khó có thể lại được chôn tại vùng đất đã thấm đẫm máu của cư dân bản địa qua hàng loạt các cuộc thanh trừng do ông ta ra lệnh.
 
Hợp logic hơn cả vẫn là khả năng tìm kiếm nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn tại những khu vực sinh sống của các bộ lạc trung thành với ông ta. Cũng dựa vào nhận định trên, một đội thăm dò quốc tế bao gồm các nhà khoa học Mỹ và Mông Cổ đã tập trung sự chú ý vào vùng núi Khentii phía đông bắc Mông Cổ (gần biên giới với Nga).
 
Cũng tại nơi đây vào đầu những năm 1960, một đoàn thám hiểm hỗn hợp các nhà khoa học CHDC Đức và Mông Cổ đã phát hiện được nhiều xương sọ, đinh, gạch lát và phần nền sót lại của một ngôi đền. Phía trên người ta cũng tìm thấy hàng trăm ngôi mộ đá trong có các bộ giáp sắt, đầu mũi tên nhưng lại không phát hiện dấu vết của việc mai táng.
 
Sau khi Liên Xô tan rã, một đoàn thám hiểm của Nhật Bản với sự tài trợ của tờ báo Yomiuri Shimbun đã có mặt tại chính nơi đây. Sự kiện trên dù được giới báo chí rất quan tâm và khuấy động, nhưng các kết quả khảo cổ học gần như chỉ là con số không. Năm 2001, một chuyến thám hiểm khác dưới sự chỉ đạo của cựu thương gia nổi tiếng Maury Kravitz từ Chicago lại tiếp tục làm "nổi sóng" dư luận, dù Chính phủ Mông Cổ sau đó đã cấm nhóm này tiếp tục các hoạt động khảo sát tại ngọn núi trên.
 
Tại một khu vực được mệnh danh là Almsgiver's Wall, người ta đã khai quật được ngôi mộ của một người lính gác ở khoảng thế kỷ thứ X. Rốt cuộc thì cuộc khảo sát cũng bị loại bỏ sau hàng loạt các trường hợp bất hạnh đã xảy ra, khiến một tờ báo đã phải nhận định đó chính là lời nguyền từ lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.

Hành trình tìm lăng mộ Thành Cát Tư Hãn

Dù đã trải qua tới 800 năm sau cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử đế chế Mông Cổ, các hoạt động tìm kiếm mộ của ông vẫn tiếp tục diễn ra. Để phục vụ cho mục đích này, người ta không chỉ triển khai nhiều công nghệ mới, mà còn huy động sự giúp đỡ của người dùng internet trên khắp thế giới. Điển hình như các nhà khảo cổ học nghiệp dư đã sử dụng các bản đồ của Google xây dựng bằng các tấm ảnh chụp từ vệ tinh cho mục đích trên. Có vẻ như họ đang tiến gần tới mục tiêu đã đề ra.

Vị đại đế yên nghỉ ở vùng núi Khentii?
 
Việc tìm ra lăng mộ của người sáng lập ra đế chế Mông Cổ vẫn đang là một giấc mơ khiến nhiều người phải khao khát. Một số muốn qua đó có thể xác định rõ được nguyên nhân cái chết của ông vua đã chinh phục một phần lớn địa cầu, một số khác lại thèm khát những báu vật được cho là đã chôn cùng với ông, trong khi một số lại đơn giản chỉ mong muốn có được "vòng nguyệt quế vinh quang" với tư cách người khai phá đầu tiên.
Cho tới giờ, địa điểm chính xác của lăng mộ Thành Cát Tư Hãn vẫn được bao phủ đằng sau một lớp màn bí mật chưa thể xuyên thủng. Nhà sử học nổi tiếng thời Trung cổ Rashid al-Din trong cuốn sách “Tuyển tập các biên niên sử” đã viết như sau về cái chết của Thành Cát Tư Hãn: "Thành Cát Tư Hãn chết trong lãnh thổ xứ Tây Hạ vì bệnh tật.
 
Trong thời gian diễn ra lễ tang hướng tới địa điểm an nghỉ cuối cùng của Thành Cát Tư Hãn, binh lính đã sát hại tất cả những người tình cờ chứng kiến sự kiện này. Tiếp sau việc các nô lệ đào mộ bị giết sạch, các binh lính trông coi và những đao phủ đã sát hại họ cũng không tránh khỏi số phận tương tự. Theo một số truyền thuyết, ngôi mộ sau đó đã được che giấu dưới một khu vực nuôi ngựa, trồng cây và thậm chí còn nằm dưới dòng chảy của một con sông - tất cả chỉ nhằm một đích duy nhất là đảm bảo cho sự an nghỉ vĩnh viễn của Thành Cát Tư Hãn.
Ngoài ra, sau cái chết của vị thống soái vĩ đại trên, còn nảy sinh một truyền thuyết dựa trên nền văn học dân gian Trung Á cảnh báo về cái chết của bất kỳ kẻ nào dám xâm phạm tới chốn an nghỉ của ngài. Tuy nhiên, tất cả những truyền thuyết kiểu trên (không hề hiếm tại phương Đông) cũng không thể ngăn nổi những tay thợ săn khao khát tìm kiếm châu báu. Chẳng hạn theo một truyền thuyết khác, mộ của Thành Cát Tư Hãn thật ra đã bị khai quật chỉ 30 năm sau cái chết của ông ta.
Một số chuyên gia cho rằng, nên tìm kiếm mộ Thành Cát Tư Hãn tại Tuva, do đây chính là quê hương của người sáng lập ra đế chế Mông Cổ hùng mạnh. Lý do là đa phần các nhà sử học đều đánh giá, tổ tiên của Thành Cát Tư Hãn hoặc là xuất thân từ vùng Sayano-Altaia (thuộc về Tuva ngày nay), hoặc là tại vùng tây bắc Mông Cổ (khu vực hồ Khuvsgul – là nơi sinh sống của người Tuva bản địa).
 
Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với giả thuyết trên. Cần biết là sau khi bị sáp nhập vào đế chế Mông Cổ vào năm  1207, các bộ lạc sống tại khu vực Tuva vẫn rất kiên trì đấu tranh chống lại quân chiếm đóng. Chẳng hạn những người Tumat có tinh thần thượng võ lần đầu tiên đã nổi dậy chống lại quân Mông Cổ vào năm 1217. Họ đã tuyệt vọng chiến đấu chống lại một đội quân đông đảo do Thành Cát Tư Hãn điều tới.
 
Sau đó, bộ lạc này còn phải chịu một vài chiến dịch thanh trừng do Thuật Xích, con trai cả của Thành Cát Tư Hãn, chỉ huy. Nhưng ngay cả sau khi cuộc khởi nghĩa của người Tumat bị dập tắt, một loạt các bộ lạc khác vẫn thi nhau nổi dậy chống đối. Thành Cát Tư Hãn mãi về sau mới cơ bản dập tắt được làn sóng chống đối này vào năm 1225, tức là chỉ hai năm trước khi qua đời.
 
Tất cả những dữ kiện trên chỉ làm gia tăng mối hoài nghi về sự hiện diện của người Tuva trong lực lượng bảo vệ Thành Cát Tư Hãn. Nguyên nhân đơn giản là một “kẻ chiếm đóng vĩ đại” như ông ta khó có thể lại được chôn tại vùng đất đã thấm đẫm máu của cư dân bản địa qua hàng loạt các cuộc thanh trừng do ông ta ra lệnh.
 
Hợp logic hơn cả vẫn là khả năng tìm kiếm nơi an nghỉ của Thành Cát Tư Hãn tại những khu vực sinh sống của các bộ lạc trung thành với ông ta. Cũng dựa vào nhận định trên, một đội thăm dò quốc tế bao gồm các nhà khoa học Mỹ và Mông Cổ đã tập trung sự chú ý vào vùng núi Khentii phía đông bắc Mông Cổ (gần biên giới với Nga).
 
Cũng tại nơi đây vào đầu những năm 1960, một đoàn thám hiểm hỗn hợp các nhà khoa học CHDC Đức và Mông Cổ đã phát hiện được nhiều xương sọ, đinh, gạch lát và phần nền sót lại của một ngôi đền. Phía trên người ta cũng tìm thấy hàng trăm ngôi mộ đá trong có các bộ giáp sắt, đầu mũi tên nhưng lại không phát hiện dấu vết của việc mai táng.
 
Sau khi Liên Xô tan rã, một đoàn thám hiểm của Nhật Bản với sự tài trợ của tờ báo Yomiuri Shimbun đã có mặt tại chính nơi đây. Sự kiện trên dù được giới báo chí rất quan tâm và khuấy động, nhưng các kết quả khảo cổ học gần như chỉ là con số không. Năm 2001, một chuyến thám hiểm khác dưới sự chỉ đạo của cựu thương gia nổi tiếng Maury Kravitz từ Chicago lại tiếp tục làm "nổi sóng" dư luận, dù Chính phủ Mông Cổ sau đó đã cấm nhóm này tiếp tục các hoạt động khảo sát tại ngọn núi trên.
 
Tại một khu vực được mệnh danh là Almsgiver's Wall, người ta đã khai quật được ngôi mộ của một người lính gác ở khoảng thế kỷ thứ X. Rốt cuộc thì cuộc khảo sát cũng bị loại bỏ sau hàng loạt các trường hợp bất hạnh đã xảy ra, khiến một tờ báo đã phải nhận định đó chính là lời nguyền từ lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn.
Đọc thêm..
Không chỉ là nơi an nghỉ của các Hoàng đế vĩ đại trên thế giới, những lăng mộ dưới đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn bởi lối kiến trúc lạ mắt cùng bề dày lịch sử của chúng.
1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được xây dựng từ 1632-1653 theo lệnh của Hoàng đế triều Mughal, Shah Jahan, để tưởng nhớ người vợ ông yêu mến. Taj Mahal là một trong những ngôi đền được bảo quản tốt nhất và có kiến trúc đẹp nhất thế giới, một trong những kiệt tác của kiến trúc Mughal và là một kỳ quan tuyệt vời của Ấn Độ. Ngoài lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng với mái vòm tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu vườn, tòa nhà đẹp mắt với hồ nước lấp lánh.
1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được xây dựng từ 1632-1653 theo lệnh của Hoàng đế triều Mughal, Shah Jahan, để tưởng nhớ người vợ ông yêu mến. Taj Mahal là một trong những ngôi đền được bảo quản tốt nhất và có kiến trúc đẹp nhất thế giới, một trong những kiệt tác của kiến trúc Mughal và là một kỳ quan tuyệt vời của Ấn Độ. Ngoài lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng với mái vòm tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu vườn, tòa nhà đẹp mắt với hồ nước lấp lánh.
2. Đội quân đất nung: Đây là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã đánh bại tất cả các nước khác và thống nhất Trung Quốc. Ngôi mộ của Hoàng đế không được khai quật nhưng khu vực quân đội đất nung được chôn gần đó đã trở thành điểm đến hàng đầu tại Trung Quốc. Người ta ước tính trong ba hố chứa có hơn 8.000 binh sĩ, 130 xe ngựa vơi 520 con ngựa và 150 kỵ binh ngựa, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chôn vùi. Mỗi chiến binh mang một khuôn mặt và người ta suy đoán đó là dựa vào những khuôn mặt của người còn sống.
2. Đội quân đất nung: Đây là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã đánh bại tất cả các nước khác và thống nhất Trung Quốc. Ngôi mộ của Hoàng đế không được khai quật nhưng khu vực quân đội đất nung được chôn gần đó đã trở thành điểm đến hàng đầu tại Trung Quốc. Người ta ước tính trong ba hố chứa có hơn 8.000 binh sĩ, 130 xe ngựa vơi 520 con ngựa và 150 kỵ binh ngựa, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chôn vùi. Mỗi chiến binh mang một khuôn mặt và người ta suy đoán đó là dựa vào những khuôn mặt của người còn sống.
3. Shah-i-Zinda: Shah-i-Zinda là một trong những lăng mộ nổi tiếng nhất Trung Á, nằm phía đông bắc Uzberkistan. Đây là công trình có lối kiến trúc phức tạp kết nối bằng các mái vòm. Công trình được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 11-12 và hầu hết hoàn thành vào thế kỷ 14-15. Shah-i-Zinda có nghĩa là “vị vua sống” dựa theo truyền thuyết về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad. Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu (Garden of Paradise), nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
3. Shah-i-Zinda ở Uzberkistan:  Đây là công trình có lối kiến trúc phức tạp kết nối bằng các mái vòm. Công trình được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 11-12 và hầu hết hoàn thành vào thế kỷ 14-15. Shah-i-Zinda có nghĩa là “vị vua sống” dựa theo truyền thuyết về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad. Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu (Garden of Paradise), nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
4. Lăng mộ Shirvanshahs: Lăng mộ này là một phần của cung điện Shirvanshahs, tượng đài lớn nhất được xây dựng theo lối kiến trúc Azerbaijan, nằm ở nội thành Baku. Bên cạnh lăng Shirvanshahs, cung điện còn bao gồm các tòa nhà chính, một sảnh nhỏ bằng đá, hầm chôn cất, nhà thờ Hồi giáo và một phòng tắm. Lăng mộ có hình chữ nhật với mái vòm lục giác bên trên trần, được trang trí bên ngoài bằng các ngôi sao đối xứng. Sultan Khalilullah cho xây dựng lăng mộ này làm nơi an táng cho mẹ và con trai mình trong thế kỷ 15.
4. Lăng mộ Shirvanshahs: Lăng mộ này là một phần của cung điện Shirvanshahs, tượng đài lớn nhất được xây dựng theo lối kiến trúc Azerbaijan, nằm ở nội thành Baku. Bên cạnh lăng Shirvanshahs, cung điện còn bao gồm các tòa nhà chính, một sảnh nhỏ bằng đá, hầm chôn cất, nhà thờ Hồi giáo và một phòng tắm. Lăng mộ có hình chữ nhật với mái vòm lục giác bên trên trần, được trang trí bên ngoài bằng các ngôi sao đối xứng. Sultan Khalilullah cho xây dựng lăng mộ này làm nơi an táng cho mẹ và con trai mình trong thế kỷ 15.
5. Imam Husayn Shrine: Đền Husayn ibn’s Ali nằm tại thành phố Karbala, Iraq, bên trên ngôi mộ của Husayn ibn’ Ali, cháu trai thứ hai của Mahammad, gần nơi ông tử trận trong trận chiến Karbala. Lăng mộ là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Shi’as và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Các bức tường bao quanh lăng được làm bằng gỗ và phủ rất nhiều thủy tinh. Sân đền được chia thành 65 phòng nhỏ hơn, cũng được trang trí đẹp mắt cả trong và ngoài. Mộ của Husayn đặt trong một cấu trúc có mái vòm bằng vàng.
5. Imam Husayn Shrine ở Karbala, Iraq: Lăng mộ này nằm bên trên ngôi mộ của Husayn ibn’ Ali, cháu trai thứ hai của Mahammad, gần nơi ông tử trận trong trận chiến Karbala. Đây là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Shi’as và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Các bức tường bao quanh lăng được làm bằng gỗ và phủ rất nhiều thủy tinh. Sân đền được chia thành 65 phòng nhỏ hơn, cũng được trang trí đẹp mắt cả trong và ngoài. Mộ của Husayn đặt trong một cấu trúc có mái vòm bằng vàng.
6. Lăng mộ của Jahangir: Đây là lăng mộ được xây dựng cho Hoàng đế Jahangir, cai trị vương triều Mughal từ 1605-1627. Nằm ở Lahore, Pakistan, lăng mộ được con trai hoàng đế xây dựng 10 năm sau khi ông mất. Lăng mộ tọa lạc trong một khu vườn có tường cao bao quanh và có bốn ngọn tháp cao 30m. Phía trong lăng là một quan tài bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh được trang trí bằng những bức họa khảm hoa.
6. Lăng mộ của Jahangir ở Lahore, Pakistan: Đây là lăng mộ được con trai Hoàng đế Jahangir, cai trị vương triều Mughal từ 1605-1627 xây dựng 10 năm sau khi Jahangir mất. Lăng mộ tọa lạc trong một khu vườn có tường cao bao quanh và có bốn ngọn tháp cao 30m. Phía trong lăng là một quan tài bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh được trang trí bằng những bức họa khảm hoa.
7. Lăng Castel Sant’Angelo: Lăng mộ của Hadrian, thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant’Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót ở Rome, thủ đô của Ý, ban đầu được xây dựng là nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Một năm sau khi mất vào năm 138, tro cốt của hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina cùng người con trai nuôi được đặt tại đây. Sau này, những vị hoàng đế vĩ đại khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217. Sau đó, lăng đã được sử dụng như một pháo đài và lâu đài, hiện tại nó nổi tiếng là một viện bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan.
7. Lăng Castel Sant’Angelo ở Rome, Ý: Lăng mộ của Hadrian, thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant’Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót, ban đầu được xây dựng là nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Một năm sau khi mất vào năm 138, tro cốt của hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina cùng người con trai nuôi được đặt tại đây. Sau này, những vị hoàng đế vĩ đại khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217. Sau đó, lăng đã được sử dụng như một pháo đài và lâu đài, hiện tại nó nổi tiếng là một viện bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan.
8. Lăng mộ Humayun: Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Đây là lăng mộ đầu tiên ở Ấn Độ và là tiền đề cho các kiến trúc Mughal tiếp sau. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Mái vòm phía ngoài lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại của lăng mộ được xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ này phải mất hơn 8 năm để hoàn thành và nó được bao quanh bởi một khu vườn 30 mẫu theo phong cách Ba Tư.
8. Lăng mộ Humayun ở Delhi, Ấn Độ: Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Đây là lăng mộ đầu tiên ở Ấn Độ và là tiền đề cho các kiến trúc Mughal tiếp sau. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Mái vòm phía ngoài lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại của lăng mộ được xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ này phải mất hơn 8 năm để hoàn thành và nó được bao quanh bởi một khu vườn 30 mẫu theo phong cách Ba Tư.
10. Lăng mộ của Cyrus Đại đế: Cyrus Đại đế là người đã sáng lập và cai trị Đế quốc Ba Tư rộng lớn trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông là tượng đài quan trọng nhất ở Pasargadae, kinh đô xưa của Ba Tư, hiện tại là Iran. Khi Alexander cướp bóc và tàn phá Persepolis, ông đã tới lăng mộ của Cyrus và vào bên trong. Onong tìm thấy một chiếc giường, một bộ bàn với đồ đựng nước, một chiếc quan tài bằng vàng cùng với một số đồ trang sức gắn đá quý. Trên lăng mộ còn có một dòng chữ: “Hỡi người viếng thăm, ta là Cyrus, người trị vì đế chế Ba Tư và là Đức vua của châu Á”. Thật không may là hiện tại không còn chút dấu vết nào của dòng chữ này ở lăng mộ.
9. Lăng mộ của Cyrus Đại đế ở Iran: Cyrus Đại đế là người đã sáng lập và cai trị Đế quốc Ba Tư rộng lớn trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông là tượng đài quan trọng nhất ở Pasargadae, kinh đô xưa của Ba Tư, hiện tại là Iran. Khi Alexander cướp bóc và tàn phá Persepolis, ông đã tới lăng mộ của Cyrus và vào bên trong. Onong tìm thấy một chiếc giường, một bộ bàn với đồ đựng nước, một chiếc quan tài bằng vàng cùng với một số đồ trang sức gắn đá quý. Trên lăng mộ còn có một dòng chữ: “Hỡi người viếng thăm, ta là Cyrus, người trị vì đế chế Ba Tư và là Đức vua của châu Á”. Thật không may là hiện tại không còn chút dấu vết nào của dòng chữ này ở lăng mộ.

Những lăng mộ Hoàng đế chứa nhiều bí ẩn trên thế giới

Không chỉ là nơi an nghỉ của các Hoàng đế vĩ đại trên thế giới, những lăng mộ dưới đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn bởi lối kiến trúc lạ mắt cùng bề dày lịch sử của chúng.
1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được xây dựng từ 1632-1653 theo lệnh của Hoàng đế triều Mughal, Shah Jahan, để tưởng nhớ người vợ ông yêu mến. Taj Mahal là một trong những ngôi đền được bảo quản tốt nhất và có kiến trúc đẹp nhất thế giới, một trong những kiệt tác của kiến trúc Mughal và là một kỳ quan tuyệt vời của Ấn Độ. Ngoài lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng với mái vòm tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu vườn, tòa nhà đẹp mắt với hồ nước lấp lánh.
1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được xây dựng từ 1632-1653 theo lệnh của Hoàng đế triều Mughal, Shah Jahan, để tưởng nhớ người vợ ông yêu mến. Taj Mahal là một trong những ngôi đền được bảo quản tốt nhất và có kiến trúc đẹp nhất thế giới, một trong những kiệt tác của kiến trúc Mughal và là một kỳ quan tuyệt vời của Ấn Độ. Ngoài lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng với mái vòm tuyệt đẹp, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều khu vườn, tòa nhà đẹp mắt với hồ nước lấp lánh.
2. Đội quân đất nung: Đây là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã đánh bại tất cả các nước khác và thống nhất Trung Quốc. Ngôi mộ của Hoàng đế không được khai quật nhưng khu vực quân đội đất nung được chôn gần đó đã trở thành điểm đến hàng đầu tại Trung Quốc. Người ta ước tính trong ba hố chứa có hơn 8.000 binh sĩ, 130 xe ngựa vơi 520 con ngựa và 150 kỵ binh ngựa, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chôn vùi. Mỗi chiến binh mang một khuôn mặt và người ta suy đoán đó là dựa vào những khuôn mặt của người còn sống.
2. Đội quân đất nung: Đây là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã đánh bại tất cả các nước khác và thống nhất Trung Quốc. Ngôi mộ của Hoàng đế không được khai quật nhưng khu vực quân đội đất nung được chôn gần đó đã trở thành điểm đến hàng đầu tại Trung Quốc. Người ta ước tính trong ba hố chứa có hơn 8.000 binh sĩ, 130 xe ngựa vơi 520 con ngựa và 150 kỵ binh ngựa, phần lớn trong số đó vẫn đang bị chôn vùi. Mỗi chiến binh mang một khuôn mặt và người ta suy đoán đó là dựa vào những khuôn mặt của người còn sống.
3. Shah-i-Zinda: Shah-i-Zinda là một trong những lăng mộ nổi tiếng nhất Trung Á, nằm phía đông bắc Uzberkistan. Đây là công trình có lối kiến trúc phức tạp kết nối bằng các mái vòm. Công trình được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 11-12 và hầu hết hoàn thành vào thế kỷ 14-15. Shah-i-Zinda có nghĩa là “vị vua sống” dựa theo truyền thuyết về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad. Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu (Garden of Paradise), nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
3. Shah-i-Zinda ở Uzberkistan:  Đây là công trình có lối kiến trúc phức tạp kết nối bằng các mái vòm. Công trình được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 11-12 và hầu hết hoàn thành vào thế kỷ 14-15. Shah-i-Zinda có nghĩa là “vị vua sống” dựa theo truyền thuyết về Kusam ibn Abbas, người anh em họ của nhà tiên tri Muhammad. Theo truyền thuyết, ông bị chặt đầu nhưng lại đứng lên cầm đầu và đi xuống giếng sâu (Garden of Paradise), nơi người ta tin ông vẫn còn sống cho đến nay.
4. Lăng mộ Shirvanshahs: Lăng mộ này là một phần của cung điện Shirvanshahs, tượng đài lớn nhất được xây dựng theo lối kiến trúc Azerbaijan, nằm ở nội thành Baku. Bên cạnh lăng Shirvanshahs, cung điện còn bao gồm các tòa nhà chính, một sảnh nhỏ bằng đá, hầm chôn cất, nhà thờ Hồi giáo và một phòng tắm. Lăng mộ có hình chữ nhật với mái vòm lục giác bên trên trần, được trang trí bên ngoài bằng các ngôi sao đối xứng. Sultan Khalilullah cho xây dựng lăng mộ này làm nơi an táng cho mẹ và con trai mình trong thế kỷ 15.
4. Lăng mộ Shirvanshahs: Lăng mộ này là một phần của cung điện Shirvanshahs, tượng đài lớn nhất được xây dựng theo lối kiến trúc Azerbaijan, nằm ở nội thành Baku. Bên cạnh lăng Shirvanshahs, cung điện còn bao gồm các tòa nhà chính, một sảnh nhỏ bằng đá, hầm chôn cất, nhà thờ Hồi giáo và một phòng tắm. Lăng mộ có hình chữ nhật với mái vòm lục giác bên trên trần, được trang trí bên ngoài bằng các ngôi sao đối xứng. Sultan Khalilullah cho xây dựng lăng mộ này làm nơi an táng cho mẹ và con trai mình trong thế kỷ 15.
5. Imam Husayn Shrine: Đền Husayn ibn’s Ali nằm tại thành phố Karbala, Iraq, bên trên ngôi mộ của Husayn ibn’ Ali, cháu trai thứ hai của Mahammad, gần nơi ông tử trận trong trận chiến Karbala. Lăng mộ là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Shi’as và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Các bức tường bao quanh lăng được làm bằng gỗ và phủ rất nhiều thủy tinh. Sân đền được chia thành 65 phòng nhỏ hơn, cũng được trang trí đẹp mắt cả trong và ngoài. Mộ của Husayn đặt trong một cấu trúc có mái vòm bằng vàng.
5. Imam Husayn Shrine ở Karbala, Iraq: Lăng mộ này nằm bên trên ngôi mộ của Husayn ibn’ Ali, cháu trai thứ hai của Mahammad, gần nơi ông tử trận trong trận chiến Karbala. Đây là một trong những nơi linh thiêng nhất của đạo Shi’as và hàng năm có rất nhiều người hành hương về đây. Các bức tường bao quanh lăng được làm bằng gỗ và phủ rất nhiều thủy tinh. Sân đền được chia thành 65 phòng nhỏ hơn, cũng được trang trí đẹp mắt cả trong và ngoài. Mộ của Husayn đặt trong một cấu trúc có mái vòm bằng vàng.
6. Lăng mộ của Jahangir: Đây là lăng mộ được xây dựng cho Hoàng đế Jahangir, cai trị vương triều Mughal từ 1605-1627. Nằm ở Lahore, Pakistan, lăng mộ được con trai hoàng đế xây dựng 10 năm sau khi ông mất. Lăng mộ tọa lạc trong một khu vườn có tường cao bao quanh và có bốn ngọn tháp cao 30m. Phía trong lăng là một quan tài bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh được trang trí bằng những bức họa khảm hoa.
6. Lăng mộ của Jahangir ở Lahore, Pakistan: Đây là lăng mộ được con trai Hoàng đế Jahangir, cai trị vương triều Mughal từ 1605-1627 xây dựng 10 năm sau khi Jahangir mất. Lăng mộ tọa lạc trong một khu vườn có tường cao bao quanh và có bốn ngọn tháp cao 30m. Phía trong lăng là một quan tài bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh được trang trí bằng những bức họa khảm hoa.
7. Lăng Castel Sant’Angelo: Lăng mộ của Hadrian, thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant’Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót ở Rome, thủ đô của Ý, ban đầu được xây dựng là nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Một năm sau khi mất vào năm 138, tro cốt của hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina cùng người con trai nuôi được đặt tại đây. Sau này, những vị hoàng đế vĩ đại khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217. Sau đó, lăng đã được sử dụng như một pháo đài và lâu đài, hiện tại nó nổi tiếng là một viện bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan.
7. Lăng Castel Sant’Angelo ở Rome, Ý: Lăng mộ của Hadrian, thường được biết đến với tên gọi là Castel Sant’Angelo, là một tòa nhà hình trụ cao chót vót, ban đầu được xây dựng là nơi an nghỉ của hoàng đế La Mã Hadrian và gia đình của ông. Một năm sau khi mất vào năm 138, tro cốt của hoàng đế Hadrian và hoàng hậu Sabina cùng người con trai nuôi được đặt tại đây. Sau này, những vị hoàng đế vĩ đại khác cũng được an táng tại lăng mộ này và vị hoàng đế cuối cùng là Caracalla mất năm 217. Sau đó, lăng đã được sử dụng như một pháo đài và lâu đài, hiện tại nó nổi tiếng là một viện bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan.
8. Lăng mộ Humayun: Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Đây là lăng mộ đầu tiên ở Ấn Độ và là tiền đề cho các kiến trúc Mughal tiếp sau. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Mái vòm phía ngoài lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại của lăng mộ được xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ này phải mất hơn 8 năm để hoàn thành và nó được bao quanh bởi một khu vườn 30 mẫu theo phong cách Ba Tư.
8. Lăng mộ Humayun ở Delhi, Ấn Độ: Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên. Đây là lăng mộ đầu tiên ở Ấn Độ và là tiền đề cho các kiến trúc Mughal tiếp sau. Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư. Mái vòm phía ngoài lát bằng đá cẩm thạch trắng trong khi phần còn lại của lăng mộ được xây bằng đá sa thạch đỏ. Lăng mộ này phải mất hơn 8 năm để hoàn thành và nó được bao quanh bởi một khu vườn 30 mẫu theo phong cách Ba Tư.
10. Lăng mộ của Cyrus Đại đế: Cyrus Đại đế là người đã sáng lập và cai trị Đế quốc Ba Tư rộng lớn trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông là tượng đài quan trọng nhất ở Pasargadae, kinh đô xưa của Ba Tư, hiện tại là Iran. Khi Alexander cướp bóc và tàn phá Persepolis, ông đã tới lăng mộ của Cyrus và vào bên trong. Onong tìm thấy một chiếc giường, một bộ bàn với đồ đựng nước, một chiếc quan tài bằng vàng cùng với một số đồ trang sức gắn đá quý. Trên lăng mộ còn có một dòng chữ: “Hỡi người viếng thăm, ta là Cyrus, người trị vì đế chế Ba Tư và là Đức vua của châu Á”. Thật không may là hiện tại không còn chút dấu vết nào của dòng chữ này ở lăng mộ.
9. Lăng mộ của Cyrus Đại đế ở Iran: Cyrus Đại đế là người đã sáng lập và cai trị Đế quốc Ba Tư rộng lớn trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Lăng mộ của ông là tượng đài quan trọng nhất ở Pasargadae, kinh đô xưa của Ba Tư, hiện tại là Iran. Khi Alexander cướp bóc và tàn phá Persepolis, ông đã tới lăng mộ của Cyrus và vào bên trong. Onong tìm thấy một chiếc giường, một bộ bàn với đồ đựng nước, một chiếc quan tài bằng vàng cùng với một số đồ trang sức gắn đá quý. Trên lăng mộ còn có một dòng chữ: “Hỡi người viếng thăm, ta là Cyrus, người trị vì đế chế Ba Tư và là Đức vua của châu Á”. Thật không may là hiện tại không còn chút dấu vết nào của dòng chữ này ở lăng mộ.
Đọc thêm..